Trang chủ > Tin tức > Nông thôn mới > Các biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu hại cây ngô

Các biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu hại cây ngô

Ngày đăng bài: 23/07/2021
Để chủ động phòng trừ sâu keo mùa thu hại ngô ngay từ đầu vụ có hiệu quả. UBND xã Tân An hướng dẫn bàn con nông dân một số biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu hại ngô, cụ thể như sau:
  1. Trước khi gieo giống
- Sử dụng giống kháng, chống chịu:  Sử dụng giống ngô có khả năng kháng, chống chịu sâu keo mùa thu cao như (NK7328 Bt/GT, NK4300 Bt/GT, NK66 Bt/GT, NK 6101 Bt/GT, 8639S, 6919S, 99558S, …) để gieo trồng nhằm giảm mức độ thiệt hại do sâu keo mùa thu gây ra.
- Xử lý hạt giống: Đối với các giống ngô không có gen kháng sâu keo mùa thu, giống ngô nếp, ngô địa phương cần xử lý hạt giống bằng thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất như: Cyantraniliprole, Thiamethoxam, Difenoconazol, Fludioxonil, lượng dùng 6ml/1kg hạt giống, biện pháp này hạn chế được sâu keo mùa thu gây hại ở giai đoạn từ khi cây ngô nảy mầm đến giai đoạn cây ngô 5 - 6 lá.
- Chuẩn bị bẫy bả chua ngọt: Trước khi xuống giống chuẩn bị bả chua ngọt để diệt trừ trưởng thành sâu keo mùa thu ở tất cả các vùng trồng ngô.

2.Giai đoạn ngô mới gieo đến 7 lá

Đây là giai đoạn sung yếu nhất của cây ngô với sâu keo mùa thu, nếu không phòng trừ tốt sâu keo mùa thu gây hại nặng làm giảm mật độ cây ngô trên đồng ruộng làm ảnh hưởng lớn đến năng suất ngô sau này.
 
 
   
1.png 
 
 
Sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô
 
- Biện pháp sinh học: Ưu tiên nhân thả các loài thiên địch như các loài ong ký sinh trứng, ký sinh sâu non; loài côn trùng ăn thịt sâu non sâu keo mùa thu như bọ rùa, bọ xít ăn thịt, bọ đuôi kìm,… ra đồng ruộng để phòng chống sâu keo mùa thu và một số sâu hại khác, sử dụng chế phẩm nấm xanh, nấm trắng, vi khuẩn Bt , virus NPV để phun trừ khi sâu tuổi nhỏ và điều kiện thời tiết có ẩm độ cao để phát huy tốt nhất hiệu lực của chế phẩm.
             Đặt bẫy bả chua ngọt hoặc bẫy dẫn dụ giới tính (pheromone): Đặt bẫy bả chua ngọt hoặc bẫy pheromone (10 - 20 bẫy/ha) trên ruộng để diệt trừ trưởng thành sâu keo mùa thu ở tất cả các vùng trồng ngô.
-  Biện pháp hóa học: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, dự tính dự báo chính xác các lứa sâu keo mùa thu phát sinh gây hại để có biện pháp khuyến cáo hỗ trợ người dân tổ chức phòng trừ có hiệu quả; sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật có hoạt chất: Spinettoram, Indoxacarb, Lufenuron, Emamectin benzoate.

3.Giai đoạn ngô 7 lá đến xoáy nõn, sắp trỗ cờ phun râu

-  Giai đoạn ngô phát triển 7 lá đến xoáy nõn, sắp trỗ cờ phun râu: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện, xử lý kịp thời khi tuổi sâu còn nhỏ (tuổi 1 -  2), mật độ trên > 4 con/m2 hoặc tỷ lệ cây bị hại >20% số cây thì tiến hành xử lý thuốc.
* Lưu ý: Giai đoạn này mật độ sâu thường thấp hơn giai đoạn ngô 3 - 6 lá và cây ngô đã lớn, có khả năng đền bù thiệt hại do vậy trong trường hợp ruộng ngô bị sâu hại nặng vẫn tiếp tục chăm sóc để cây ngô phục hồi nhanh, cho thu hoạch bình thường.

4.Giai đoạn ngô trỗ cờ phun râu – chín, thu hoạch


Giai đoạn này mức độ gây hại và thiệt hại do sâu keo mùa thu gây ra trên cây ngô giảm hơn so với 2 giai đoạn trước, do đó nên hạn chế sử dụng thuốc BVTV.
 2.png
 
Sâu keo mùa thu gây hại giai đoạn ngô trỗ cờ

 5. Một số loại thuốc BVTV sử dụng để phòng trừ Sâu keo mùa thu:
Sử dụng các loại thuốc được cục Bảo vệ thực vật cho phép và các loại thuốc đã được địa phương khảo nghiệm hiệu quả như: Voliam Targo 63 SC, Radiant 60 SC, Selecron 500EC, Karate 2,5 EC, Proclaim 1,9EC, Virtako 40 WG, Angun 5 WG, Dupont Prevathon 5SC, Carno 250SC,... có thể trộn 2 loại thuốc và luân phiên trong các lần phun như; phun thuốc khi cây ngô khoảng 7 - 15 ngày, 20 - 25 ngày, 35 - 40 ngày hiệu quả giảm sâu keo mùa thu gây hại 75 - 85%.
 
                                                                                                                                          Lương Thị Mỹ Loan


Cơ quan: UBND xã Tân An
Địa chỉ: Thôn Tân Hiệp, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3 832383
Email: tanan.dakpo@gialai.gov.vn
Fax: