Trang chủ > Thông tin tuyên truyền
Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại các loại cây trồng c...
Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại các loại cây trồng chính trên địa bàn xã Tân An vụ Đông xuân năm 2023-2024.
tac-hai-cua-sau-benh-voi-cay-trong.jpgĐịa chính nông nghiệp xã Tân An hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại các loại cây trồng chính trên địa bàn xã Tân An vụ Đông xuân năm 2023-2024.

Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Số hóa hồ sơ và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) giúp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công của các cơ quan hành chính Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC.
Thực hiện các quy định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC gắn với thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó xác định nhiệm vụ số hóa hồ sơ và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận, giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa các cấp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Từ đó, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đã chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ số hóa hồ sơ.
Theo đó, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đã được cấp có thẩm quyền cấp chứng thư số, chữ ký số chuyên dùng của Ban Cơ yếu Chính phủ cho 100% cán bộ, công chức, tại bộ phận một cửa để sử dụng ký số dữ liệu, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận, giải quyết TTHC. Cùng với đó, cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa đã nghiên cứu nghiệp vụ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận, giải quyết TTHC để tiến hành số hóa hồ sơ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả việc thực hiện số hóa hồ sơ TTHC.
 z5216073544105_e7e020c565971b2355e29adbc3f06af2-(1).jpg

Công chức tại bộ phận một cửa thực hiện thao tác ký số các giấy tờ là thành phần hồ sơ TTHC

           UBND xã cũng đã quán triệt, chỉ đạo đến toàn thể cán bộ, công chức bộ phận một cửa thực hiện triệt để việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC. Sau khi tiếp nhận hồ sơ TTHC và thực hiện đúng quy trình các bước tiến hành số hóa theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ; thực hiện ký số các giấy tờ là thành phần hồ sơ TTHC, kết quả giải quyết TTHC và chuyển vào kho lưu trữ cập nhật, bổ sung cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ giải quyết TTHC, đồng thời để khai thác, tái sử dụng.
Việc triển khai thực hiện số hóa hồ sơ TTHC không chỉ tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp mà còn giảm áp lực cho cơ quan Nhà nước. Có hồ sơ điện tử, việc tra cứu, tìm kiếm số liệu, dữ liệu được tiến hành một cách đơn giản, dễ dàng hơn; lưu trữ văn bản cũng không tốn kém.
Thời gian tới, UBND xã tiếp tục bám sát các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện để chỉ đạo, quán triệt đến đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa thực hiện nghiêm quy định về số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ và vận động người dân, doanh nghiệp tham gia tạo lập tài khoản định danh điện tử, sử dụng kết quả giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC và việc lưu trữ, tái sử dụng kết quả giải quyết TTHC. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách hành chính của xã./.
                                                                                                                                  Trúc Phương. VPTK


MỘT SỐ NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2024
MỘT SỐ NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2024

Với mục tiêu cải thiện chỉ số cải cách hành chính của xã, trong năm 2024, UBND xã Tân An đã ban hành các giải pháp thực hiện công tác cải cách hành chính trên 7 nội dung cải cách hành chính, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về cải cách thể chế
Một là, nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật
- Tăng cường kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện và xử lý các quy định chồng chéo, mâu thuẫn, trái pháp luật, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.
- Thực hiện kịp thời, đúng tiến độ xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật; khắc phục tình trạng chậm trễ trong công tác xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Hai là, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi pháp luật
- Triển khai kịp thời, hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn xã.
- Đổi mới công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác tổ chức thi hành pháp luật.
- Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tăng cường vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng trong phản biện và giám sát thi hành pháp luật.
- Tăng cường năng lực phản ứng chính sách, kịp thời xử lý các vấn đề mới phát sinh trong tổ chức thi hành pháp luật, đặc biệt gắn kết với quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật.
Thứ hai, về cải cách thủ tục hành chính: UBND xã đề ra các giải pháp như sau:
- Kiểm soát việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết TTHC của Bộ phận Một cửa của xã. Đồng thời, đẩy mạnh việc thực hiện tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020, Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chỉnh phủ; không để xảy ra tình trạng yêu cầu nộp bổ sung hồ sơ giấy đối với hồ sơ trực tuyến đã được gửi và ký số.
- Xây dựng Kế hoạch kiểm soát TTHC năm 2024, Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC trọng tâm năm 2024 và tổ chức thực hiện; kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp, sáng kiến đơn giản hóa TTHC; tổ chức kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC tại địa phương.
- Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và xử lý hiệu quả nội dung tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và kết quả giải quyết TTHC  theo quy định.
- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 21/02/2022 của UBND huyện về triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng về dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trên địa bàn huyện Đak Pơ.
- Thực hiện các nhiệm vụ cải cách TTHC theo lộ trình quy định tại Quyết định số 240/QĐ-UBND ngày 31/5/2021 của UBND huyện Đak Pơ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn huyện Đak Pơ; Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 01/6/2021 của UBND huyện xã Tân An về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn xã Tân An
- Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ và cụ thể hóa có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn huyện.
Thứ ba, về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, UBND xã xác định các nhiệm vụ cụ thể, đó là: 
- Thực hiện đầy đủ các quy định và nâng cao hiệu quả, hiệu lực về phân cấp quản lý do xã ban hành;
- Tiếp tục triển khai công tác tinh giản biên chế gắn với việc kiện toàn tổ chức bộ máy theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giảm lại biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
- Thực hiện có hiệu quả Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
Thứ tư, về Cải cách chế độ công vụ. 
- Thực hiện đúng các quy định của Đảng và Nhà nước về chế độ chính sách, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cán bộ, công chức.
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, bản lĩnh chính trị cho cán bộ công chức, người hoạt động không chuyên trách xã, bảo đảm việc bồi dưỡng phù hợp với thực tế của địa phương, chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm việc, xử lý tình huống, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước; đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định. Khuyến khích cán b, công chức, người  lao động học tập, không ngừng nâng cao trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
- Tăng cường kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, thời giờ làm việc, văn hóa công sở đối với đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động trong thi hành công vụ; thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, người lao động.
- Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, người lao động xã Tân An thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 - 2025.
- Tăng cường kiểm tra việc chấp hành giờ giấc làm việc, trách nhiệm người đứng đầu, nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót và kiến nghị xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp sai phạm trong thực thi công vụ.
 Thứ năm, về cải cách tài chính công
a) Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thường xuyên rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với chi tiêu theo đúng quy định của Nhà nước.
b) Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công đúng quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và hướng dẫn của cấp trên.
Thứ sáu, về xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, UBND xã đề ra các giải pháp
 a) Hoàn thiện môi trường pháp lý
- Triển khai các quy định về định danh và xác thực điện tử, hoàn thiện hành lang pháp lý để phổ cập danh tính số.
- Triển khai các chính sách, quy định pháp lý về thuế, phí nhằm khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số.
b) Phối hợp phát triển hạ tầng số
- Phối hợp phát triển hạ tầng truyền dẫn đáp ứng nhu cầu triển khai Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số trên địa bàn xã.
- Phát triển hệ thống dữ liệu phục vụ triển khai Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tại xã.
c) Phối hợp phát triển nền tảng và hệ thống số
- Phối hợp kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong nội bộ của địa phương với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) để trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan trong nội bộ tỉnh theo hướng dẫn của tỉnh. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin của xã.
- Xây dựng, phát triển Nền tảng ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ, tiện ích trong Chính quyền điện tử, Chính phủ số.
d) Phối hợp phát triển dữ liệu số
Phối hợp xây dựng kho dữ liệu để lưu trữ dữ liệu điện tử của các công dân khi thực hiện các giao dịch trực tuyến với các cơ quan nhà nước trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh.
đ) Phối hợp phát triển ứng dụng, dịch vụ nội bộ
- Kết nối, liên thông hệ thống quản lý văn bản và điều hành của xã với Hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi về thực hiện nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao.
- Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, biểu mẫu, chế độ báo cáo; tăng cường gửi, nhận văn bản, báo cáo điện tử tích hợp chữ ký số giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp; thực hiện số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của các cơ quan nhà nước theo quy định.
- Đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký số, định danh số, chuyển đổi số và niêm phong điện tử trong xử lý văn bản hành chính, cắt giảm giấy tờ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ.
- Ứng dụng mạnh mẽ, hiệu quả các công nghệ số mới như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data), di động, internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), mạng xã hội và các công nghệ số mới trong xây dựng, triển khai các ứng dụng, dịch vụ Chính quyền điện tử tại địa phương theo hướng dẫn tỉnh, huyện.
e) Ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp
- Nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
- Triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết và cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của xã.
- Phối hợp tuyên truyền, hỗ trợ việc ứng dụng thanh toán trực tuyến khi thực hiện TTHC, đa dạng hóa các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để phổ cập, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán điện tử một cách rộng rãi tới tất cả người dân.
Thứ bảy, về công tác chỉ đạo, điều hành, thông tin, tuyên truyền về CCHC, UBND xã chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ
a) Kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ CCHC; tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ CCHC, gắn kết quả thực hiện CCHC với công tác thi đua, khen thưởng.
b) Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị để từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác CCHC của địa phương.
c) Nâng cao chất lượng tự kiểm tra công tác CCHC nhằm chấn chỉnh việc chấp hành kỷ luật và kỷ cương trong bộ máy hành chính nhà nước.
d) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quán triệt thực hiện các nội dung CCHC của huyện dưới nhiều hình thức đa dạng.
đ) Tăng cường hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, trang bị các kiến thức, kinh nghiệm về CCHC cho đội ngũ công chức thực hiện công tác CCHC của UBND xã.
e) Phát huy nhân rộng các sáng kiến, ý tưởng, giải pháp, cách làm hay trong công tác CCHC trên địa bàn xã.
Yêu cầu các ban ngành chuyên môn của UBND xã chủ động, nghiên cứu, sáng tạo quyết liệt áp dụng những giải pháp đổi mới để cải cách hành chính là khâu đột phá trong công tác quản lý, điều hành. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính đảm bảo đạt kết quả tốt; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính. Lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính là cơ sở để đánh giá, xếp loại cán bộ công chức và mức độ hoàn thành nhiệm vụ.



THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT, TAY CHÂN MIỆNG...
THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT, TAY CHÂN MIỆNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
Thực hiện Công văn số 1358/CV-UBND ngày 06/7/2023 và công văn số 1559/UBND ngày 01/8/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Đak Pơ về việc tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp trong phòng chống dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng trên địa bàn huyện;
           Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng ở một số địa phương trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp; đã có nhiều trường hợp tử vong do mắc bệnh. Tính từ đầu năm 2023 cho đến ngày   trên địa bàn huyện Đak Pơ đã ghi nhận 85 trường hợp mắc sốt xuất và chưa có trường hợp tử vong do mắc sốt xuất. Trong đó từ đầu năm đến nay trên địa bàn xã đã phát hiện 15 trường hợp mắt bệnh Số xuất huyết và chưa phát hiện trường hợp nào bị bệnh tay chân miệng;
            Để chủ động hơn trong công tác phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe cho người dân trong thời gian đến với tình hình thời tiết, khí hậu có nhiều thay đổi khó lường là điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh xảy ra; nhất là dịch bệnh sốt xuất huyết; Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh sốt xuất huyết tổ chức ra quân chiến dịch phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn xã.
1.png
                  (Hình ảnh trưởng BCĐ triển khai Ra quân chiến dịch )

          Phối hợp với Mặt trận, các ban ngành đoàn thể xã và thôn tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường như: diệt lăng quăng/bọ gậy; phát quang bụi rậm; khơi thông cống rãnh, nơi bị ứ đọng nước; vứt bỏ các chai lọ, lốp xe cũ,..  đảm bảo không có tác nhân gây bệnh và truyền bệnh; hướng dẫn người dân giữ vệ sinh thân thể và thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể trạng để phòng, chống dịch bệnh.  
2.png
(Hình ảnh kỹ thuật viên trung Tâm Y tế huyện pha thuốc hóa chất)

             Tiếp tục cùng với Trung Tâm y tế huyện theo dõi sát diễn biến tình hình của dịch bệnh; phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để kịp thời báo cao khoanh vùng, xử lý, điều trị triệt để không để bùng phát thành dịch và lây lan trên diện rộng; nhất là tại các điểm có nguy cơ cao, các ổ dịch cũ, các khu vực đông dân cư.
                                                                                                                                  Đông Phong - PCT UBND xã
 


Thực hiện nghiêm quy định về bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy, t...
Thực hiện nghiêm quy định về bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy, tăng cường khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dịch vụ công trực tuyến.
       Ngày 16/4/2023, Chủ tịch UBND huyện có thông báo số 16/TB-UBND về việc triển khai thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đối với TTHC cấp xã từ ngày 01/6/2023.
z4649703560785_7b54fb3ddcf074a33b4848d6539bb70a.jpg
     Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ xã Tân An
      
        Theo đó, để tiếp tục thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đối với TTHC cấp xã theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện, UBND xã đã triển khai thực hiện một số nhiệm vụ: 
      - Trang bị và đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất, chữ ký số nhằm thực hiện đầy đủ quy trình, nghiệp vụ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp xã kể từ ngày 01/6/2023. 
      - Chỉ đạo Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của xã và các công chức tiếp nhận, xử lý hồ sơ thực hiện tiếp nhận, xử lý hồ sơ TTHC theo quy trình nội bộ của từng TTHC đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và quy trình điện tử đã cấu hình trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh; đồng thời thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo quy định. 
- Thực hiện nghiêm quy định về bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy, tăng cường khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh trong giải quyết TTHC, dịch vụ công trực tuyến. 
                                                                                                                              Trúc Phương - VPTK

Bài tuyên truyền cổ động nhân kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng tỉnh G...
Bài tuyên truyền cổ động nhân kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng tỉnh Gia Lai (17/3/1975 – 17/3/2023)
        Cách đây 48 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân và dân ta đã làm nên chiến thắng lịch sử, giải phóng hoàn toàn tỉnh Gia Lai vào ngày 17/3/1975, Chiến thắng vang dội của quân và dân ta trên mảnh đất Gia Lai kiên cường đã in đậm dấu son chói lọi vào trang sử quang vinh nhất của dân tộc Việt Nam, góp phần cùng cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Đó là kết quả của cuộc tiến công thần tốc, dũng mãnh, táo bạo, khôn khéo của các lực lượng vũ trang nhân dân, cùng với sự nổi dậy mạnh mẽ, đều khắp của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
         Trãi qua 48 năm trưởng thành và phát triển, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai luôn phát huy sức mạnh đại đoàn kết, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; nhanh chóng nắm bắt thời cơ, khai thác tiềm năng, thế mạnh, tích cực hợp tác, kêu gọi đầu tư phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh phát triển nhanh; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đư­ợc đầu tư mạnh, bộ mặt thành thị và nông thôn ngày càng đổi mới. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội cũng đạt được những thành tựu quan trọng; tỷ lệ hộ nghèo từng bước được giảm dần; đời sống của đồng bào các dân tộc và nhân dân vùng căn cứ cách mạng luôn được quan tâm. Công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc th­ương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, các hoạt động an sinh xã hội đã trở thành phong trào rộng khắp, được các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân quan tâm ủng hộ. Đời sống tinh thần và trình độ dân trí của người dân cũng không ngừng được nâng cao; giáo dục và đào tạo phát triển khá toàn diện cả về quy mô và chất lượng; công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày một nâng cao. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo
        images3126960_DJI_0192.jpg
Thành phố Pleiku nhìn từ trên cao (ảnh Quang Tấn)
         Trong ngày kỷ niệm vẻ vang này, chúng ta tưởng nhớ và vô cùng biết ơn chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, biết ơn các chiến sỹ cách mạng, những thương binh, liệt sỹ, đồng chí, đồng bào đã hy sinh cống hiến đời mình cho Tổ quốc, những bà mẹ Việt Nam Anh Hùng đã sinh ra những người con anh hùng cho đất nước
- Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 48 năm ngày giải phóng tỉnh Gia Lai (17/3/1975 – 17/3/2023)
- Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh, muôn năm!
- Nước CHXHCN Việt Nam muôn năm!
- Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!
 
                                                                                                                                                Nguồn: Sưu tầm

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2...
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930 - 3/2/2023)
       Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào mùa xuân, mùa xuân của đất nước và dân tộc tràn đầy hy vọng. Kể từ khi có Đảng, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, cả dân tộc Việt Nam lại hân hoan đón chào năm mới, chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập Đảng quang vinh với một sự trân trọng và tự hào.
       Mùa xuân Quý Mão 2023 này, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đã 93 mùa xuân, Đảng đồng hành cùng dân tộc vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành thắng lợi to lớn, đưa Việt Nam từ một nước không có tên trên bản đồ thế giới trở thành một quốc gia có vai trò, vị thế và uy tín trên trường quốc tế.
           Trước khi Đảng ta ra đời, đất nước Việt Nam chìm trong đêm dài nô lệ. Với tinh thần yêu nước, Nhân dân ta vùng lên chống ách áp bức, bóc lột của bọn thực dân và phong kiến tay sai, nhưng do chưa có một đường lối đúng đắn, nên nhiều phong trào đấu tranh bị thất bại. Trong bối cảnh ấy, Bác Hồ, dưới tên gọi Nguyễn Ái Quốc, trên đường bôn ba khắp thế giới đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin con đường mà theo Người là con đường duy nhất cứu nước, giải phóng dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản. Ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của Người, ba tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn họp hội nghị hợp nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam có ngọn cờ dẫn đường chỉ lối là Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của dân tộc.
           Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, một bước ngoặt quan trọng của cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường xây dựng và phát triển của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã đoàn kết một lòng tạo nên sức mạnh to lớn, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua muôn trùng sóng gió đến bến bờ vinh quang. Đó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ phong kiến hàng nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi của các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc; bảo vệ Tổ quốc, thống nhất non sông, đất nước cùng tiến bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và hội nhập quốc tế. Đặc biệt là hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, dẫu còn nhiều khó khăn, thách thức, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.
         93 năm qua, con đường đi của dân tộc đầy gian nan, đất nước có lúc ở vào tình thế vô vàn khó khăn, nhưng Đảng ta với bản lĩnh vững vàng, luôn trung thành với lợi ích của giai cấp, của Nhân dân, của dân tộc đã thực sự khiêm tốn, cầu thị, nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Vì thế, Nhân dân luôn tin tưởng, ủng hộ đi theo sự lãnh đạo của Đảng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lịch sử đã khẳng định, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chính quá trình gánh vác sứ mệnh nặng nề mà Nhân dân giao phó, Đảng được tôi luyện, trưởng thành, tích lũy thêm kinh nghiệm, bản lĩnh, trí tuệ, xứng đáng với sứ mệnh chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam.
           Nhìn lại chặng đường đã qua, tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng, chúng ta thấm thía và biết ơn công lao trời biển của Bác Hồ kính yêu. Chúng ta một lần nữa khắc ghi sự cống hiến hy sinh anh dũng của nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên, đồng bào, đồng chí vì mục tiêu lý tưởng của Đảng. Tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng, chúng ta thêm trân trọng, quyết tâm giữ gìn những thành quả to lớn của cách mạng và càng thấy rõ trách nhiệm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Những năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; sau Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII), ngày 25/10/2021, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận số 21-KL/TW, lần này Trung ương không chỉ quan tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn cả xây dựng hệ thống chính trị - đây là cuộc sinh hoạt chính trị sâu sắc, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Các nghị quyết nêu trên được gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương; đồng thời, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực được triển khai kiên quyết, đồng bộ đi vào chiều sâu không có vùng cấm, không có ngoại lệ nhằm giữ gìn kỷ luật, kỷ cương của Đảng.
       Đi liền với niềm phấn khởi, tự hào, chúng ta không thể thờ ơ trước những băn khoăn của dư luận xã hội trước những diễn biến phức tạp về tình trạng tham nhũng, tiêu cực. Với tinh thần kiên quyết, gần đây, các cơ quan chức năng, nhất là Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã mở rộng phạm vi, đối tượng kiểm tra xuống đến cấp ủy cấp huyện và cơ sở, xử lý dứt điểm nhiều vụ việc kéo dài, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương.
CHAO-MUNG-93-NAM.jpg
Đảng Cộng sản Việt Nam 93 năm đồng hành cùng dân tộc

          Theo bài viết của tác giả Hạnh Nguyên đăng trên Báo Nhân Dân ngày 29/6/2022 cho thấy: Giai đoạn 2013 - 2020, các cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 131 nghìn đảng viên. Riêng trong nhiệm kỳ Đại hội XII đã thi hành kỷ luật hơn 87 nghìn cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 3.200 đảng viên bị kỷ luật có liên quan đến tham nhũng; đã thi hành kỷ luật hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (trong đó có 27 ủy viên Trung ương Đảng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, 4 ủy viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, hơn 30 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang). Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đã kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý (trong đó có 8 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang). Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng.
           Những con số nêu trên được đưa ra trong không khí đón xuân mới có thể kém vui, nhưng người viết thấy cần thiết. Bởi lẽ, đó là thể hiện sự quyết tâm chính trị cao của Đảng, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng, nhờ đó góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sức mạnh của hệ thống chính trị đối với lĩnh vực vô cùng khó khăn, phức tạp. Thời gian tới, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị sẽ tiếp tục được đẩy mạnh; nhất là kiên quyết làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao sức chiến đấu của mỗi tổ chức Đảng, kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực. Tiếp tục đưa công tác phòng, chống tham nhũng đi vào chiều sâu và toàn diện, ngăn chặn tham nhũng từ gốc thông qua phát hiện, xử lý những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu. Đây cũng là mong muốn của Nhân dân để Đảng ta xứng đáng “là đạo đức, là văn minh”.
         Một mùa xuân mới đang về. Với bản lĩnh chính trị được rèn luyện qua 93 mùa xuân, với sức sáng tạo luôn tươi mới như “chồi non, lộc biếc”, hy vọng Đảng ta sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước vượt qua thử thách giành thắng lợi những năm tiếp theo như định hướng mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
                                                                                                                                      Nguồn: Sưu tầm

TUYÊN TRUYỀN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
TUYÊN TRUYỀN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
     Một trong những mục tiêu quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, trong đó có cải cách thủ tục hành chính là việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai Dịch vụ công trực tuyến vào thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của cơ quan, đơn vị.
      Dịch vụ công trực tuyến là bao gồm dịch vụ công hành chính trực tuyến và những dịch vụ khác của các cơ quan nhà nước cung cấp cho các tổ chức, cá nhân dựa trên mạng internet. Dịch vụ công trực tuyến có 4 mức độ tương ứng với mỗi dịch vụ khác nhau:
      Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1:  là dịch vụ đảm bảo cho sự cung cấp đầy đủ các thông tin về những thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan đến những quy định về thủ tục hành chính đó.
      Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2:  là bao gồm Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 cho phép người dân tải các mẫu văn bản về để khai báo và hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Các hồ sơ đó sau khi hoàn thiện sẽ được gửi trực tuyến đến các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước cung cấp dịch vụ.
      Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 :là bao gồm Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2, cho phép người dân điền và gửi các mẫu văn bản trực tuyến đến các cơ quan, tổ chức nhà nước cung cấp dịch vụ. Trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ, các giao dịch sẽ được thực hiện trên môi trường mạng internet. Người dân sẽ nhận kết quả và thanh toán lệ phí nếu có trực tiếp tại cơ quan và tổ chức nhà nước cung cấp dịch vụ.
      Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là bao gồm Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, cho phép người dân thanh toán trực tuyến lệ phí nếu có. Việc trả kết quả cho người dân sẽ được trả trực tuyến hoặc gửi trực tiếp qua đường bưu điện cho người dân.
Ảnh minh họa
          Nếu trước đây, muốn đăng ký thủ tục hành chính phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước chờ cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Nay, với phương thức Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, mọi việc liên quan đến thủ tục hành chính, các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện ở nhà hay ở cơ quan, đơn vị.
        Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ (Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3) hoặc được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng (Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).
         Khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng nhiều lợi ích như: tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại; làm chủ được thời gian nộp hồ sơ; chi phí gián tiếp trong giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt là tránh được tệ nạn nhũng nhiều, quan liêu, phiền hà…. Ngoài ra, thông qua mạng internet, tổ chức, người dân, doanh nghiệp có thể kiểm tra, giám sát về tình trạng giải quyết hồ sơ, biết được hồ sơ của mình đang ở khâu nào trong quy trình xử lý. Ngày gửi, hồ sơ gửi đã đúng chưa, hồ sơ cần bổ sung (nếu thiếu), ngày nhận kết quả... được hiển thị minh bạch rõ ràng.
         
         Cổng dịch vụ công tỉnh Gia Lai
  
Với những tiện ích của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 mang lại và để góp phần vào công tác cải cách hành chính của xã nhà đề nghị bà con Nhân dân và doanh nghiệp khi có nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính hãy đến Bộ phận Một cửa UBND xã để được hướng dẫn và nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến./.
                                                                                                                               Trúc Phương - VPTK


TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ (27/7/1947 –...
TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ (27/7/1947 – 27/7/2022)

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của Ngày Thương binh - Liệt sỹ
1. Hoàn cảnh ra đời
     
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Với tinh thần quật cường, kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp, nhiều đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh, cống hiến xương máu, sức lực trên các chiến trường. Thấm nhuần đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc và thấu hiểu sâu sắc giá trị của sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sỹ, thương binh đối với đất nước, Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và Nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sĩ và đồng bào đã vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc hy sinh.
        Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác, sau đó ít lâu được đổi thành Hội giúp binh sĩ bị thương. Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Hội.
     Chiều ngày 28/5/1946, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Tổng Hội giúp binh sĩ bị nạntổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng để kêu gọi đồng bào gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các chiến sỹ bị thương tùy theo điều kiện của gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự.
      Sau đó, nhiều chương trình quyên góp, ủng hộ bộ đội được phát động, đáng chú ý nhất là cuộc vận động "Mùa đông binh sỹ". Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban vận động đã họp phát động phong trào may áo trấn thủ cho chiến sỹ. Chiều ngày 17/11/1946, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Liên Hiệp Quốc dân Việt Nam đã tổ chức lễ xung phong “Mùa đông binh sỹ”, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông binh sỹ” trong cả nước để giúp chiến sỹ trong mùa đông giá rét với sự có mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ. Ngay tại buổi lễ, Người đã cởi chiếc áo len đang mặc để tặng lại các binh sỹ.
      Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày19/12/1946, theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đã nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên, đời sống của chiến sỹ, nhất là những chiến sỹ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách quan trọng về công tác thương binh, liệt sỹ, góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sỹ.
    Ngày 16/2/1947,Chủ tịch Hồ Chí Minh đãchính thứcký Sắc lệnh số 20/SL "Quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ" . Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sỹ và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ.
        Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sỹ và thực hiện Chỉ thị Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn một ngày làm ngày Thương binh - Liệt sỹ. Tại cuộc họp này các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 là ngày “Thương binh toàn quốc”. Từ đó hằng năm cứ vào dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều gửi thư, quà thăm hỏi, động viên, nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ. Đặc biệt, từ sauChiến thắng Điện Biên Phủ, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh càngquan tâmhơn đếncông tác thương binh, liệt sỹ.
      Từ tháng 7 năm 1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh - Liệt sỹ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.
       Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hằng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh - Liệt sỹ” của cả nước.
2. Ý nghĩa
       
Ngày Thương binh - Liệt sỹ có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc, đó là:
      - Thể hiện sự tiếp nối truyền thống “hiếu nghĩa bác ái”, "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây" của dân tộc; thể hiện sự biết ơn, trân trọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đối với những người đã hy sinh, cống hiến vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.
      - Khẳng định việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và mai sau đối với sự cống hiến, hy sinh của các anh hùng, liệt sỹ, thương binh cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của Nhân dân.
       - Góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, qua đó phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn.
II. Những kết quả đạt được trong công tác thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng 75 năm qua
     
1. Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện chính sách, pháp luật, chế độ ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng
     
Kể từ Sắc lệnh số 20/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 16/2/1947 "Quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ" đến nay, những quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thương binh, liệt sỹ đã được Đảng, Nhà nước ta cụ thể hóa thành các chính sách, pháp luật ưu đãi đối với thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng và hiện tại được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện, thực hiện thống nhất trong cả nước; từ đó góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp về chính trị, kinh tế và xã hội, sự đồng thuận giữa Đảng, Nhà nước, Nhân dân và bản thân người có công với cách mạng, nâng cao nhận thức của toàn xã hội cùng với Nhà nước chăm lo cho người có công với cách mạng, phát huy truyền thống, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc trong thời kỳ mới.
        Các chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước năm 1986 đến nay đã có những thay đổi quan trọng để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và ngày càng được mở rộng về đối tượng, bao phủ hầu hết các mặt của đời sống, trong đó nổi bật nhất là việc ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng năm 1994 và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” năm 1994, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005; các Nghị định của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng[1],... Năm 2020, trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 và số 04/2012/UBTVQH13, Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021 với nhiều điểm mới, hướng tới nâng cao chế độ ưu đãi và mở rộng số người hưởng ưu đãi cho người có công với cách mạng đã tạo điều kiện để người có công nỗ lực vượt lên khó khăn, ổn định cuộc sống, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia tích cực vào công tác "Đền ơn đáp nghĩa".
        Đến nay, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn đã kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về ưu đãi người có công với cách mạng qua các thời kỳ, đặc biệt Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng, đã tiếp tục chuẩn hóa các điều kiện, tiêu chuẩn xem xét công nhận người có công với cách mạng theo đúng nguyên tắc chặt chẽ, thật sự xứng đáng, tôn vinh đúng đối tượng; chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân được quy định thống nhất, rõ ràng; kịp thời bổ sung cả về đối tượng và chế độ thụ hưởng đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng.
       Sau 75 năm thực hiện, các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và gia đình người có công với cách mạng đã được nghiên cứu, bổ sung và điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Theo đó các chế độ ưu đãi được thực hiện đa dạng gồm trợ cấp, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần và các chế độ ưu đãi khác như: hỗ trợ y tế, giáo dục, trang cấp dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng, tạo việc làm, hỗ trợ, cải thiện nhà ở, miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, vay vốn kinh doanh và miễn hoặc giảm thuế. Người có công tùy từng đối tượng có các chính sách chăm sóc đặc thù như: Chính sách trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình… và được chăm sóc với nhiều hình thức đa dạng như tại gia đình, cộng đồng, các cơ sở y tế và các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.
        Đối với mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi, từ năm 1994 đến nay, chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công được điều chỉnh gắn liền với việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công, theo đó chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đã qua nhiều lần điều chỉnh, từng bước khắc phục những hạn chế về mức, về nguyên tắc và phương thức điều chỉnh độc lập với chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, phù hợp với điều kiện của ngân sách nhà nước, góp phần từng bước cải thiện, nâng cao đời sống của người có công. Mức chuẩn để xác định mức trợ cấp ưu đãi người có công năm 2012 là 1.110.000 đồng; từ năm 2019 đến nay mức chuẩn là 1.624.000 đồng (cao hơn mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng của cán bộ, công chức hiện nay). Hiện nay có gần 1,2 triệu người có công đang hưởng chế độ ưu đãi hàng tháng.
      Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và đời sống Nhân dân, Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 quy định việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tạo cơ sở để thực hiện triển khai chi trả hỗ trợ kịp thời, đầy đủ cho 994.626 đối tượng thuộc lĩnh vực người có công với kinh phí khoảng 1.483 tỷ đồng.
      2. Công tác xác nhận, công nhận người có công với cách mạng
     
- Công tác xác nhận người có công với cách mạng được triển khai chặt chẽ, công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật; có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng, huy động trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đến nay, toàn quốc đã xác nhận được trên 9,2 triệu người có công, trong đó:
    + Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945: gần 9.000 người.
    + Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945: 16.500 người.
    + Liệt sỹ: gần 1,2 triệu người; thân nhân liệt sỹ gần 500.000 người.
    + Bà mẹ Việt Nam anh hùng: trên 139.000 người.
   + Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động: gần 1.300 người.
   + Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh: gần 600.000 người.
    + Bệnh binh: gần 185.000 người.
    + Người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học: gần 320.000 người.
    + Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: gần 111.000 người.
    + Người có công giúp đỡ cách mạng: 1.897.000 người.
   + Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế: gần 4,1 triệu người.
      - Công tác rà soát, giải quyết các hồ sơ tồn đọng đã được chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đúng quy trình, chặt chẽ, bài bản, trong đó tập trung vào các nội dung: Giải quyết hồ sơ tồn động, giải quyết chế độ cho các trường hợp liệt sỹ, thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; hoàn thiện hồ sơ xét tặng, truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa hóa và con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Trong các năm từ 2016 - 2021 đã thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ công nhận và cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với hơn 4.200 liệt sỹ, cấp đổi lại hơn 90.000 bằng Tổ quốc ghi công. Những hồ sơ không đủ điều kiện đã được kết luận và giải thích rõ cho đối tượng, tránh để xảy ra tình trạng đơn thư khiếu nại.
3. Công tác chăm sóc đời sống gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng
     
Xác định công tác chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng là trách nhiệm, tình cảm và vinh dự để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã có công lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã tích cực triển khai và thực hiện có hiệu quả các phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực bằng những việc làm đầy trách nhiệm và nghĩa tình.
      Trong giai đoạn từ năm 2017 - 2021, số xã phường làm tốt công tác thương binh - liệt sỹ liên tục tăng dần từ là 96,6% đến 99% (năm 2017 đạt 96,6%; năm 2018 đạt 98,11%, năm 2019 đạt 98,37%, năm 2020 đạt 98,7%, năm 2021 đạt 99%); chỉ tiêu mức sống của người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của người dân nơi cư trú tăng dần từ 98% đến 98,6% (năm 2017 đạt 98%; năm 2018 đạt 98,42%, năm 2019 đạt 98,63%, năm 2020 đạt 99%, năm 2021 đạt 98,6%).
     Việc hỗ trợ người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ đến nay đã được hoàn thành. Cả nước có tổng số 393.707 hộ người có công cần hỗ trợ về nhà ở (gồm 184.695 hộ xây mới và 209.012 hộ sửa chữa) đã được thẩm tra, cấp từ ngân sách Trung ương khoảng 10.654 tỷ đồng.
      Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cả nước vận động được hơn 4.900 tỷ đồng. Phong trào tặng sổ tiết kiệm của cả nước đạt hơn 61.600 sổ với tổng kinh phí là hơn 113,7 tỷ đồng. Xây dựng mới hơn 36.400 nhà tình nghĩa, sửa chữa gần 24.000 nhà tình nghĩa trị giá gần 2.140 tỷ đồng. Phong trào nhận phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng được tiếp tục đẩy mạnh, góp phần tích cực chăm lo đời sống của các đối tượng và gia đình có công với cách mạng, tính đến tháng 12/2021 cả nước có 3.736/139.882 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các đơn vị nhận phụng dưỡng. Dịp lễ, tết, kỷ niệm ngày 27/7 hằng năm, ngoài quà của Chủ tịch nước, ở tất cả các địa phương đều tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách.
      Bên cạnh đó, với ý chí tự lực, tự cường, nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và gia đình người có công đã vượt lên thương tật, khó khăn, hòa mình vào cuộc sống, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ trong lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu, học tập,... góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, xứng đáng là những "Công dân kiểu mẫu", là tấm gương sáng cho cộng đồng và xã hội noi theo. Đến nay, chỉ tiêu hộ gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình dân cư nơi cư trú đạt 98,6%.
4. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; xây dựng, tu bổ nghĩa trang, công trình tưởng niệm liệt sỹ; nâng cấp các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng cho người có công với cách mạng
     
Xác định công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, góp phần đáp ứng nguyện vọng của thân nhân, gia đình liệt sỹ; thời gian qua, các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, tích cực, hiệu quả Chỉ thị số 24-CT/TW, ngày 15/5/2013 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo" , Quyết định số 1237/QĐ-TTg, ngày 27/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo , Quyết định số 150/QĐ-TTg, ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin . Với việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, công tác này đã được thực hiện toàn diện, hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.
      Nhà nước đầu tư nâng cấp các trung tâm giám định ADN của các bộ, ngành nhằm đẩy nhanh việc xác định danh tính hài cốt liệt sỹ; xây dựng Trung tâm lưu giữ nguồn gen đã được giám định để phục vụ cho công tác xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin; điều tra, thu thập thông tin về liệt sĩ, hài cốt liệt sĩ, thân nhân liệt sỹ còn thiếu thông tin, mộ liệt sỹ còn thiếu thông tin trong các nghĩa trang liệt sỹ; xây dựng phần mềm quản lý và cơ sở dữ liệu thông tin liệt sỹ, thân nhân liệt sỹ, mộ liệt sỹ và nghĩa trang liệt sỹ; cổng thông tin điện tử về mộ liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ.
     Các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị quản lý chặt chẽ địa bàn; tổ chức đón nhận, bàn giao, truy điệu, an táng hài cốt liệt sỹ trang nghiêm, trọng thị, chu đáo; công bố, trả kết quả xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin đúng quy định.
    Việc xây dựng, tu bổ nghĩa trang, công trình tưởng niệm liệt sỹ được các cấp, các ngành chú trọng và đã đạt được những kết quả cụ thể. Hiện nay, cả nước có trên 3.200 nghĩa trang liệt sĩ và trên 3.000 các công trình ghi công liệt sĩ. Hàng năm, ở Trung ương và địa phương đều bố trí kinh phí để tu bổ, nâng cấp mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, bia ghi danh liệt sĩ, đền thờ liệt sĩ, bảo đảm bền vững, trang trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân về việc tôn vinh, thăm viếng mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, có ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng.
     Công tác quy hoạch, đầu tư, nâng cấp các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng cho người có công ngày càng được chú trọng. Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu hình thành hệ thống cơ sở có đủ quy mô, năng lực đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; đảm bảo người có công được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
III. Công tác thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng trong giai đoạn hiện nay
     
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định trong những năm tới, tiếp tục: “ Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân... ”. Để phát huy được những kết quả, thành tích đã đạt được trong suốt 75 năm qua, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ giải pháp sau:
    Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân; nâng cao nhận thức về việc thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công vừa là tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm cao cả của cả hệ thống chính trị và toàn dân, vừa là yếu tố bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thể hiện sâu sắc tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ ta, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường niềm tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Từ đó, biến nhận thức thành hành động thiết thực, cụ thể, tích cực góp phần vào việc thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, nâng cao hiệu quả và đưa các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng" trở thành hoạt động thường xuyên trong mọi mặt của đời sống xã hội.
     Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công. Trong đó, đặc biệt quan tâm các gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn, người có công hiện đang sống cô đơn, không nơi nương tựa, các gia đình người có công vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng trước đây, phấn đấu không để hộ người có công thuộc diện hộ nghèo.
      Tiếp tục làm tốt công tác tu bổ, tôn tạo nghĩa trang liệt sỹ, công trình ghi công liệt sỹ; đẩy mạnh tìm kiếm, xác định danh tính liệt sỹ, quy tập hài cốt liệt sỹ, kịp thời thông báo và tạo điều kiện thuận lợi để thân nhân liệt sỹ đến thăm viếng.
    Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác người có công với cách mạng. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật ưu đãi người có công, đặc biệt chú trọng giải quyết các vướng mắc, tồn tại phát sinh liên quan để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của đất nước. Quan tâm giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng, bảo đảm chặt chẽ, thấu lý, đạt tình để những người có công và gia đình được thụ hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước.
     Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương trong thực hiện công tác người có công với cách mạng; chú trọng các biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác này.
     Thúc đẩy cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia có trách nhiệm đối với công tác người có công và phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng", ủng hộ quỹ "Đền ơn đáp nghĩa". Tôn vinh, biểu dương những tấm gương thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công đã phát huy ý chí tự lực, tự cường, vượt khó vươn lên, tích cực lao động, sản xuất, tham gia các phong trào thi đua yêu nước…
    Kịp thời phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp trong các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng", chung sức giúp đỡ các gia đình người có công khắc phục khó khăn, cải thiện đời sống./.
                                                                     Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương



Gia Lai có 11 dự án điện gió vận hành thương mại
Gia Lai có 11 dự án điện gió vận hành thương mại
Tính đến ngày 1-11, tỉnh Gia Lai có 11/16 dự án điện gió được công nhận vận hành thương mại (COD) với 137/297 turbine (chiếm tỷ lệ 46,13%), tổng công suất 563,4/1.192,4 MW (chiếm tỷ lệ 47,23%).

 |<  < 1 2 3 4 5 6  >  >| 


Cơ quan: UBND xã Tân An
Địa chỉ: Thôn Tân Hiệp, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3 832383
Email: tanan.dakpo@gialai.gov.vn
Fax: