TIN TỨC

Trang chủ > Phòng chống tệ nạn xã hội > 2- Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập

2- Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập

Thẩm quyền giải quyết
Lĩnh vực
Phòng, chống tham nhũng
Cách thức thực hiện a) Công khai Bản kê khai bằng hình thức niêm yết:
- Niêm yết Bản kê khai được áp dụng trong điều kiện cơ quan, tổ chức, đơn vị có địa điểm niêm yết đảm bảo an toàn, không làm mất, rách, nát và đủ điều kiện để mọi người trong cơ quan, đơn vị có thể xem các Bản kê khai; thời gian niêm yết tối thiểu là 30 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết.
- Địa điểm niêm yết:
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy mô nhỏ, trụ sở làm việc tập trung thì niêm yết tại trụ sở làm việc;
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì niêm yết tại nơi làm viêc của từng đơn vị trực thuộc;
+ Tại mỗi địa điểm niêm yết phải có bản danh sách những người có nghĩa vụ kê khai và Bnar kê khai tương ứng.
- Việc niêm yết Bản kê khai phải lập thành biên bản để ghi nhận địa điểm niêm yết, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc niêm yết và các phản ánh liên quan đến nội dung Bản kê khai (nếu có); việc lập biên bản phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị.
b) Công khai Bản kê khai tại cuộc họp:
- Việc công khai tại cuộc họp phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Cuộc họp công khai Bản kê khai phải đảm bảo đủ thời lượng, số lượng người dự cuộc họp tối thiểu 70% số người thuộc phạm vi phải triệu tập;
+ Người được giao nhiệm vụ tổ chức cuộc họp có thể phân công một người đọc các Bản kê khai hoặc từng người đọc Bản kê khai của mình, phải ghi biên bản cuộc họp với sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị; biên bản cuộc họp phải ghi lại những ý kiến phản ánh, thắc mắc và giải trình về nội dung Bản kê khai (nếu có);
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra việc thực hiện công khai tại cuộc họp; trường hợp phát hiện đơn vị được giao tổ chức cuộc họp không đáp ứng yêu cầu thì yêu cầu họp lại và kiểm điểm trách nhiệm người được giao tổ chức cuộc họp.
- Phạm vi công khai bản kê khai tại cuộc họp:
+ Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hồi đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cấp huyện, cấp xã; thường trực cấp ủy, ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân; trưởng các ban của cấp ủy, trưởng ban của Hội đồng nhân dân, các thành viện khác của cấp ủy, củ UBND tỉnh, cấp huyện, cấp xã công khai trước đối tượng ghi phiếu tín nhiệm để lấy phiếu tín nhiệm hàng năm theo quy định tại Quy định số 165-QĐ/TW ngày 18/2/2013 của Bộ Chính trị;
+ Giám đốc, Phó giám đốc sở, ngành và tương đương, trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh công khai trước cán bộ lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở lên trực thuộc sở, ngành, cơ quan, đơn vị đó;
+ Chủ tịch Công ty, Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó Tổng giám đốc) Kiểm soát viên, Kế toán trưởng các công ty nhà nước công khai trước Ủy viên Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc), Kiểm soát viên, Kế toán trưởng, Trưởng các đơn vị trực thuocj công ty, Trưởng các đoàn thể trong công ty;
+ Người đại diện phần vốn của Nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước và giữ chức danh từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên trong doanh nghiệp có vón đầu tư của Nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước thì tùy theo vị trí công tác ở nơi cử mình làm đại diện mà công khai Bản kê khai tại công ty. Việc công khai được thực hiện trước ủy viên hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó giám đốc (Phó Tổng giám đốc), Kiểm soát viên, Kế toán trưởng. Trường hợp người đại diện phần vốn của Nhà nước là cán bộ, công chức, viên chức thì công khai Bản kê khai theo quy định tại Khoản 1 vfa Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập;
+ Người có nghĩa vụ kê khai không thuocj ,diện quy định tại các điểm trên đây thì công khai trước toàn thể công chức, viên chức thuộc phòng, ban, đơn vị. Nếu biên chế của phòng, ban, đơn vị có từ 50 người trở lên và có tổ, đội, nhóm thì công khai trước tổ, đội, nhóm trực thuộc phòng, ban, đơn vị đó.
Trình tự thực hiện Bước 1: Hằng năm, bộ phận phụ trách công tác tổ chức, cán bộ phải xây dựng, trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phê duyệt kế hoạch công khai Bản kê khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Nội dung kế hoạch công khai Bản kê khai bao gồm:
- Lựa chọn hình thức, phạm vi công khai phù hợp với điều kiện, đặc điểm về tổ chức, hoạt động, quy mô của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Xác định các nhiệm vụ phải thực hiện:
+ Nếu công khai bằng hình thức niêm yết cần xác định vị trí niêm yết, danh sách người kê khai phải niêm yết ở tùng vị trí, phương án bảo vệ, tổ chức thu nhận thông tin phản hồi, thòi gian bắt đầu, thời gian kết thúc niêm yết;
+ Nếu công khai bằng hình thức công bố tại cuộc họp cần phải xác định danh sách người kê khai tương ứng với phạm vi công khai; thời gian, địa điểm cuộc họp, người chủ trì, thành phần cuộc họp, tổ chức tiếp nhận phản ánh, trình tự tiến hành cuộc họp;
- Thời gian triển khai việc công khai;
- Phân công thực hiện;
- Biện pháp đảm bảo thực hiện.
Bước 2: Phổ biến kế hoạch công khai được phê duyệt, kèm theo danh sách và bản sao các Bản kê khai gửi các đơn vị trực thuộc.
Bước 3: Các đơn vị thực hiện kế hoạch công khai, lập báo cáo việc thực hiện gửi về bộ phận tổ chức cán bộ.
Bước 4: Bộ phận phụ trách công tác tổ chức, cán bộ tiến hành tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị.
Thành phần hồ sơ - Kế hoạch công khai;
- Văn bản phân công thực hiện việc công khai;
- Văn bản phổ biến kế hoạch công khai;
- Dánh sách và Bản kê khai công khai;
- Biên bản công khai và kết thúc công khai;
- Báo cáo kết quả công khai.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết Thực hiện trong khoảng thời gian từ sau khi hoàn thành việc kiểm tra Bản kê khai theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 08/2013/TT-TTCP đến ngày 31/3 hàng năm.
Lệ phí không
Kết quả thực hiện Báo cáo tình hình thực hiện công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Cơ quan thực hiện Cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập các cấp trực thuộc tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện tổ chức triển khai việc kê khai tài sản, thu nhập.
Đối tượng thực hiện Bộ phận tổ chức cán bộ, người được giao nhiệm vụ
Yêu cầu hoặc điều kiện - Bản kê khai của Người có nghĩa vụ kê khai phải công khai với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc; trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy mô lớn, phân tán thì công khai như quy định tại Điều 9, Điều 10 Thông tư số 08/2013/TT-TTCP.
- Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ngoài việc công khai tại nơi thường xuyên làm việc còn phải công khai tại hội nghị cử tri theo quy định của Hội đồng bầu cử.
- Bản kê khai của người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân.
- Bản kê khai của Người có nghĩa vụ kê khai là đại diện phần vốn của Nhà nước, của doanh nghiệp nhà nước và giữ chức danh từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên trong doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thì công khai tại cơ quan, doanh nghiệp cử người đó làm đại diện.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định phạm vi công khai, hình thức công khai (niêm yết hoặc công bố tại cuộc họp) Bản kê khai của Người có nghĩa vụ kê khai đang công tác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý. Việc tổ chức công khai và quyết định phạm vi công khai phải đảm bảo theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
Căn cứ pháp lý - Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập;
- Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập.
* Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Cơ quan: Huyện Đak Pơ tỉnh Gia Lai
Địa chỉ:
Điện thoại: (0269) 3 738 269
Email: ubndakpo@gialai.gov.vn
Fax: (0269) 3 738 275