CHUYÊN MỤC

Trang chủ > Giới thiệu > Thành tựu giai đoạn 2010 - 2015
THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2016-2021
 
1. Lĩnh vực  kinh tế :
- Sản xuất nông, lâm nghiệp: trong những năm qua tuy tình hình gặp nhiều khó khăn về diễn biến thời tiết, khí hậu bất thường, dịch bệnh Covid-19, giá cả hàng nông sản bấp bênh, để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của huyện giao và Nghị quyết HĐND xã hàng năm, UBND xã tập trung chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa nông nghiệp; chuyển đổi hình thức sản xuất manh mún, hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh chủ lực phù hợp với tình hình đất đai khí hậu thổ nhưỡng ở địa phương áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây con cho năng suất cao. Cây mía, rau các loại là cây chủ lực trong nông nghiệp của xã, diện tích mía trung bình hằng năm  696,84ha chiếm 21,3% tổng diện tích gieo trồng, diện tích rau 1.417ha, chiếm 43,49% tổng diện tích gieo trồng, hình thành 13 mô hình phát triển sản xuất. Hình thành vùng cây ăn trái các loại với diện tích 118,2ha (trong đó 03 mô hình chăn nuôi bò sinh sản, 01 mô hình nuôi lợn rừng, 01 mô hình trồng quýt ngọt,1 mô hình trồng na, 02 mô hình trồng mía, 04 mô hình trông rau an toàn, 01 mô hình trồng hoa...). Nhờ vậy diện tích gieo trồng hằng năm tăng so với đầu nhiệm kỳ 3.305,9 ha đạt 97,23 % so với nghị quyết.
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi, luôn chú trọng và tiếp tục  phát triển. Tổ chức triển khai có hiệu quả các dự án lai cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn heo để nâng cao sản phẩm thu nhập từ chăn nuôi. Hiện nay đã phát triển mô hình trang trại mang lại thu nhập ổn định cho hộ chăn nuôi[1]. Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thực hiện tốt, đặc biệt ngăn ngừa hiệu quả dịch tả lợn Châu phi xâm nhập địa bàn; tổng đàn gia súc, gia cầm tăng qua các năm, mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân[2]
Công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng được triển khai và kiểm tra thường xuyên, việc tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng được lồng ghép vào các buổi họp thôn, khu dân cư và cho các hộ có diện tích đất canh tác ven bìa rừng, thực hiện quy định cam kết bảo vệ rừng. Tập trung chăm sóc bảo quản diện tích rừng đã trồng các năm trước với diện tích: 230,89 ha mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhân dân trồng rừng.
-  Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ:
Trong 5 năm qua, tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trên địa bàn luôn ổn định và không ngừng phát triển, tập trung các lĩnh vực như: ga ra sửa chữa ô tô , giết mổ gia súc, gia công vật liệu xây dựng, các đại lý mua bán rau xanh, thu mua nông sản, các đại lý bán VLXD, các đại lý buôn bán hàng tiêu dùng….Về công nghiệp, trên địa bàn của xã có nhà máy gạch Tuynen An Cư, nhà máy đá Bazan, nhà máy tôn Hoa Sen,  vẫn đang hoạt động có hiệu quả. Nhìn chung trong nhiệm kỳ qua, địa phương luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động đúng pháp luật, kinh doanh ổn định, tạo ra sản phẩm phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân. Dịch vụ vận tải phát triển, đáp ứng nhu cầu vận tải và đi lại của nhân dân, khối lượng vận tải hàng hóa và công cụ sản xuất đều tăng[3].
 
     - Về xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi:
Công tác duy tu, bảo quản các công trình thủy lợi trên địa bàn được thường xuyên triển khai để phụ vụ sản xuất cho nhân dân trên địa bàn[4].
       Bằng nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân đóng góp đã tổ chức làm 8,11km đường bê tông nông thôn với tổng kinh phí hơn 6,44 tỷ đồng; Hoàn thành xây dựng trung tâm văn hóa thể thao của xã với tổng kinh phí 3,29 tỷ đồng. Thường xuyên vận động nhân dân tu sửa các tuyến đường nội đồng được 72,1 km với tổng kinh phí 965 triệu đồng thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa của nhân dân. Tham gia giám sát các công trình được thi công trên địa bàn do huyện làm chủ đầu tư. Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền giải phóng mặt bằng như đường điện 250KV và đền bù giải phóng mặt bằng hồ Tầu Dầu; thu hồi đất quốc phòng. Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã vận động nhân dân mắc điện thắp sáng đường nông thôn với tổng chiều dài 15,03km với 296 bóng đèn, tổng kinh phí huy động trong dân là 248,270 triệu đồng.
- Công tác địa chính, tài nguyên, môi trường:
Trong nhiệm kỳ qua, UBND xã tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên trên địa bàn, hướng dẫn cho nhân dân làm thủ tục cấp quyền sử dụng đất, giải quyết những bức xúc của nhân dân trên lĩnh vực này. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền cho nhân dân về luật đất đai, bảo vệ môi trường để nhân dân tự giác chấp hành. Trong những năm qua thực hiện xử lý vi phạm hành chính về công tác môi trường 04 hộ với tổng kinh phí 3.300.000 đồng. Tập trung triển khai thu gom rác thải sinh hoạt 6/6 thôn với 480 hộ dân tham gia. Chăm lo môi trường sống cho nhân dân, đến nay có 97,4% hộ gia đình có công trình vệ sinh; 99% hộ được dùng nước sạch hợp vệ sinh trong sinh hoạt.
- Công tác xây dựng nông thôn mới:
 Nhận thức được tầm quan trọng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy, chính quyền đã tập trung chỉ đạo và triển khai quyêt liệt và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn, đặc biệt là sự tích cực tham gia của nhân dân trong toàn xã, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được nâng lên, an ninh nông thôn được đảm bảo, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đã hoàn thành chương trình trước kế hoạch, qua 5 năm cơ bản xã Cư An đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Theo bộ tiêu chí mới (Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 của UBND tỉnh Gia Lai) đến nay xã Cư An đạt 19/19 tiêu chí.
Công tác tài chính:
 Công tác thu- chi ngân sách hàng năm đều được quan tâm triển khai đảm bảo thu- chi thường xuyên đúng quy định. Tổ chức thực hiện Luật ngân sách nhà nước đảm bảo tính công khai, minh bạch, nhờ đó thu ngân sách xã hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch huyện giao. Tổng thu ngân sách xã cả nhiệm kỳ: 24.659.245.652 đồng đạt 124% so với NQ trong đó phần ngân sách xã thu hằng năm 3.868 tỷ đồng, tổng chi ngân sách xã 21.758 tỷ đồng.  
2. Văn hóa – xã hội:
-  Công tác giáo dục:                                                                                        
Những năm qua cơ sở vật chất trường học luôn được đầu tư xây dựng nâng cấp, thiết bị dạy học được trang bị đầy đủ và hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học. Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, công tác xã hội hóa giáo dục được chính quyền và nhân dân quan tâm đã phát huy sự kết hợp giữa 3 môi trường giáo dục: gia đình , nhà trường và xã hội nên chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt, số học sinh giỏi và giáo viên giỏi các cấp không ngừng tăng lên, không còn tình trạng học sinh bỏ học. Tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành chương trình tiểu học và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt cao (trên 99%). Chú trọng công tác huy động trẻ em ra lớp đúng độ tuổi đạt 100%, quan tâm đến công tác đảm bảo an ninh học đường, đảm bảo an toàn giao thông. Địa phương đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập THCS và đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Theo Quyết định số 1108/QĐ-UBND ngày 16/8/2018 của UBND huyện Đakpơ về việc sáp nhập trường THCS Nguyễn Du và trường Tiểu học Lê Quý Đôn thành trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du. Trong thời gian qua bằng nguồn lực xã hội hóa đã ủng hộ xây phòng ăn cho các cháu tại điểm trường Mẫu giáo Tuổi Thơ thôn Hiệp Phú với tổng giá trị 150.000.000 đồng của nhóm công ty COSON Charty Hà Nội; ngân sách xã cấp hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, tu sửa nhỏ của trường Tuổi Thơ qua các năm 50 triệu đồng.
-  Công tác y tế:
 Trạm y tế xã, hiện nay đội ngũ y sĩ, nữ hộ sinh công tác tại trạm có 06 người, trong đó có 01 y sĩ, 01 nữ hộ sinh, 01 ytá và 01 điều dưỡng, 01 y tá dược, 01 cán bộ dân số kế hoạch hóa gia đình. Trạm thường xuyên phân công trực khám chữa bệnh cho nhân dân tại trạm và tiêm chủng mở rộng theo lịch đầy đủ; hàng năm, thực hiện tốt công tác tuyên truyền về phòng chống sốt rét, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống HIV/AIDS....Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được nâng cao. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.
- Văn hoá -thông tin:
Công tác tuyên truyền được triển khai thực hiện đảm bảo theo quy định và kế hoạch đề ra,  tuyên truyền bằng nhiều hình thức như tuyên truyền bằng băng rôn, khẩu hiệu, lồng ghép tuyên truyền trong các cuộc họp dân, sinh hoạt đoàn thể. Phối hợp tổ chức và tham gia nhiều phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao do cấp trên, đơn vị kết nghĩa và địa phương tổ chức. Để đảm bảo sinh hoạt cho thôn từ nguồn vốn thiết chế văn hóa của Nhà nước, UBND đã triển khai đầu tư cơ sở vật chất cho các thôn với tổng kinh phí 220 triệu đồng.
Tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận động xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Đẩy mạnh việc học tập làm theo tư tưởng ,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Hằng năm, hộ gia đình văn hóa chiếm 80,07%; 06/6 thôn được công nhận thôn văn hóa và cơ quan văn hóa.
Công tác thể dục thể thao luôn được quan tâm, trong năm 2017 tổ chức thành công đại hội thể dục thể thao lần thứ VIII và tham gia đại hội thể dục thể thao huyện Đakpơ lần thứ III với nhiều thành tích đáng kể như giải nhất đồng đội nam môn Việt dã, tham gia giải bóng chuyền nữ do huyện tổ chức đạt giải ba và hưởng ứng Lễ phát động ngày chạy Olimpic.Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19: khai báo y tế toàn dân qua ứng dụng Ncovi, tuyên truyền bằng loa phát thanh lưu động, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”; tuyên truyền cài đặt ứng dụng Bluezone...
- Công tác chính sách xã hội:
Chỉ đạo triển khai giải quyết kịp thời các chế độ chính sách đối với người có công, đối tượng xã hội; thực hiện tốt quy định hỗ trợ hộ nghèo về tiền điện. Triển khai và thực hiện tốt Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở đã thực hiện xây mới 02 nhà, sửa chữa 01 nhà. Thường xuyên theo dõi đời sống của các gia đình có công, các hộ nghèo trên địa bàn để kịp thời. Từ các nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước, các nguồn hỗ trợ từ thiện nhân đạo nhiều hộ nghèo đã phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo[5]. Qua đó, tỷ lệ hộ nghèo đầu nhiệm kỳ là 6,02%, đến cuối nhiệm kỳ còn 4,34%.
Tuyên truyền vận động nhân dân mua bảo hiểm y tế đạt 94,64% tăng 13% so với Nghị quyết; chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời, đúng đối tượng.
- Công tác Dân số-gia đình-trẻ em:
Tổ chức thực hiện tốt các chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Pháp lệnh dân số, đã hạn chế tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Hiện nay tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,79%
- Công tác dân tộc- tôn giáo:
Công tác dân tộc- tôn giáo luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm, thường xuyên tổ chức thăm và tặng quà trong dịp tết, lễ Phật đản, nhằm động viên, khích lệ các tăng ni, phật tử sinh hoạt đúng với đường hướng của Giáo hội phật giáo Việt Nam, gắn bó với dân tộc; đồng thời thể hiện rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Trên địa bàn hiện nay dân tộc thiểu số trên địa bàn xã có 16 hộ với 48 nhân khẩu, tôn giáo có 317 hộ với 1.297 nhân khẩu.
3. Quốc phòng- an ninh:
1. Công tác quân sự:
Hàng năm Đảng ủy xây dựng Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nhiệm vụ Quốc phòng- công tác quân sự địa phương. Lãnh đạo thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra, xây dựng lực lượng dân quân hằng năm đạt 100% so với quy định, tổ chức huấn luyện cho dân quân theo Chỉ thị của cấp trên hàng năm đều đạt khá. Làm tốt công tác tuyển quân hàng năm đảm bảo giao quân đạt chỉ tiêu giao riêng năm 2018 giao quân không đạt. Quản lý tốt lực lượng dự bị động viên, đăng ký, quản lý đầy đủ nguồn dự bị động viên ở địa phương, biên chế lực lượng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh. Làm tốt công tác trực chiến, công tác bảo quản vũ khí, quân trang, quân dụng. Chất lượng và độ tin cậy của lực lượng dân quân ngày càng được nâng lên.  Thực hiện tốt Nghị định 02/NĐ-CP; Nghị định 03/NĐ-CP về hoạt động phối hợp giữa Bộ quốc phòng và bộ công an trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH trong tình hình mới. Hoàn thành công tác diễn tập chiến đấu phòng thủ theo Nghị quyết 28/TW ngày 02/9/2008 của Bộ chính trị kết quả đạt loại giỏi.
- Công tác an ninh trật tự an toàn xã hội:
Thường xuyên củng cố lực lượng công an đảm bảo về số lượng và chất lượng hoạt động, thực hiện tốt công tác phối hợp tuần tra kiểm soát, tuyên truyền phổ biến Pháp luật và phát động các phong trào như: “Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, “Diễn đàn công an lắng nghe ý kiến nhân dân”. Từ đó đã phát huy vai trò của nhân dân trong công tác phòng, chống tội phạm, các vụ vi phạm pháp luật phải xử lý năm sau đều giảm so với năm trước. Công tác tuần tra đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tuyên truyền việc thực hiện Luật GTĐB được triển khai thường xuyên. Trong chương trình thường kỳ, BCH đảng bộ thường xuyên đưa công tác đảm bảo ANCT, TTATXH, TTATGT vào đánh giá và đề ra nghị quyết lãnh đạo. Đảng ủy xã đã thành lập BCĐ phòng chống tội phạm và có ban hành Nghị quyết về phòng chống tội phạm.
Tình hình an ninh nông thôn luôn ổn định, giữ vững, tổ chức cho nhân dân đăng ký cam kết tự quản về mô hình an ninh trật tự, an toàn giao thông, không vi phạm tệ nạn xã hội từ đó hạn chế được số vụ vi phạm pháp luật, an ninh chính trị được giữ vững, vi phạm trật tự xã hội được hạn chế. Phối hợp công an huyện thực hiện công tác cấp thẻ căn cước công dân đảm bảo tiến độ.
-  Về thực hiện tuyên truyền pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Trong nhiệm kỳ công tác phổ biến tuyên truyền chính sách của Nhà nước luôn được quan tâm, có sự phân công cán bộ chuyên môn sinh hoạt cùng thôn để  kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm và đề nghị của nhân dân, kịp thời giải quyết thắc mắc, kiến nghị của nhân dân, triển khai một số nhiệm vụ của địa phương được 1.632 lượt và có 15.970 lượt người tham dự. Nội dung phổ biến về Hiến pháp, Luật khiếu nại, tố cáo; Luật đất đai; thủ tục đăng ký hộ tịch, hộ khẩu, luật nghĩa vụ quân sự, luật công an nhân dân...
+ Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tổ chức thực hiện theo Luật tiếp công dân năm 2013 và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã tiếp135 lượt công dân; tiếp nhận 83 đơn kiến nghị, hòa giải thành 64 đơn, 19 đơn chuyển các cấp có thẩm quyền giải quyết và thực hiện tốt công tác hòa giải, kịp thời giải quyết dứt điểm các đơn thư kiến nghị, tranh chấp của công dân không để tình trạng khiếu nại kéo dài hay khiếu kiện vượt cấp xảy ra. Nhờ vậy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có chuyển biến tích cực, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với chính quyền, ổn định trật tự- xã hội, phát huy đoàn kết, dân chủ trong cộng đồng.
II Thực hiện công tác cải cách hành chính
1. Số lượng TTHC giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông:
UBND xã đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND xã Cư An theo Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 23/8/ 2018. Trong đó quy định cụ thể về trình tự, thời gian tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Hằng năm UBND xã ban hành Kế hoạch thực hiện cải cách hành chính.
          * Tổng số, tiến độ giải quyết TTHC: tiếp nhận và giải quyết 23.815 trường hợp. Đã giải quyết, trả hồ sơ đúng hẹn 23.814 trường hợp đạt tỷ lệ 99,99%; 01 trường hợp quá hạn thuộc lĩnh vực địa chính- xây dựng.
- Trong đó: có 360 trường hợp làm thủ tục hành chính liên thông theo 3 nhóm TTHC về cấp giấy đăng ký khai sinh, đăng ký nơi cư trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi.
2. Công tác niêm yết công khai TTHC và tiếp nhận phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền:
- Công tác niêm yết, công khai thông tin, địa chỉ cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính: UBND xã công khai danh sách cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC cấp huyện và của đơn vị cho cá nhân và tổ chức biết để phản ánh kiến nghị về TTHC.
- Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ cải cách hành chính, UBND xã đã quán triệt đến từng cán bộ, công chức nghiêm túc thực hiện những nội dung trong kế hoạch cải cách hành chính của UBND huyện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước ở địa phương, tạo thuận lợi cho người dân và hạn chế các tiêu cực xảy ra trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính; đồng thời các bộ phận chuyên môn của xã, đã tổ chức, tuyên truyền qua các hội nghị, công khai các quy trình, thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế “ Một cửa”, các biểu mẫu, phí, lệ phí đến tận các thôn và nhân dân trên địa bàn xã.
- Hình thức công khai các TTHC: Niêm yết công khai trên bảng tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND xã.
3. Việc bố trí công chức và thực hiện chế độ phụ cấp đối với công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và kết quả theo quy định:
- UBND xã bố trí công chức thuộc 7 chức danh công chức được quy định tại Luật cán bộ, công chức do Chủ tịch UBND xã phân công để thực hiện làm nhiệm vụ tại Bộ phận “ Một cửa”.
4. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:
- Không gian tại phòng làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ khoảng 35 m2.
- Về đầu tư trang thiết bị: hiện có 06 máy tính được kết nối mạng và bàn, ghế, tủ để phục vụ công tác được đảm bảo.
5. Việc thực hiện xin lỗi tổ chức, công dân đối với trường hợp hồ sơ quá hạn giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:
Việc thực hiện văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức hầu hết các lĩnh vực được đảm bảo theo quy định, quy trình TTHC đã được quy định. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp trong quá trình giải quyết có bị sai sót thì cán bộ công chức đó trực tiếp khắc phục và xin lỗi bằng miệng và được cá nhân, tổ chức chấp thuận không có ý kiến kiến nghị gì trong quá trình giải quyết TTHC.

[1] Mô hình chăn nuôi hộ ông Trần Mười với diện tích 2.696m2 với 1.200 con heo và hơn 80 con bò.
[2] Tổng đàn bò 2.173 con đạt 130% Nghị quyết; tỷ lệ bò lai đạt 97,8%; đàn trâu 136 con, tăng 119% so với năm 2015, heo 1.619 con tăng 177% so với năm 2015
[3]Với tổng sản lượng 19.047 tấn và 25.685 nông cụ, trị giá 361.949.000 tỷ đồng. Khối lượng vận chuyển hàng hóa trên địa bàn thực hiện gia đoạn 2015-2020 đạt 652.500 tấn.
[4]từ nguồn vốn sự nghiệp của huyện đầu tư đã tổ chức tu sửa  đập Tà ly I, Tà Ly II, các ao, bầu, đập khác trên địa bàn để đảm bảo nước tưới phục vụ cho sản xuất với tổng kinh phí 650.000.000đồng. Bằng nguồn vốn giao thông đã tổ chức làm mới 02 cống với tổng kinh phí 98.800.000đồng. Đề nghị đầu tư triển khai 5 tiểu dự án, Trạm bơm hồ Tầu Dầu, Trạm điện khu vực Đá Lửa. Nâng cấp sửa chữa đập TaLy II, đường đi sản xuất khu Đá Lửa, đường sản xuất Gò Rau Trai.
[5] Vận động các doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng 06 nhà tình thương cho các hộ nghèo với tổng số vốn 300.000.000 đồng.
 

Cơ quan: xã Cư An Huyện Đak Pơ tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: thôn Hiệp An huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3 738 269
Email: ubndakpo@gialai.gov.vn
Fax: (0269) 3 738 275